|
Đại hội Quốc dân họp tại Tân Trào vào ngày 16/8/1945 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thông qua quyết định lấy lá cờ đỏ sao vàng làm Quốc kỳ Việt Nam.
|
|
Cờ đỏ sao vàng, được treo tại Đại hội Quốc dân Tân Trào huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang, tháng 8/1945, hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam.
|
|
Hoạ sĩ – Nhạc sĩ Văn Cao – người sáng tác Quốc ca Việt Nam qua ngôn ngữ hội họa, đã tái hiện hình ảnh chiến sỹ Cộng sản Nguyễn Hữu Tiến đang vẽ lá Quốc kỳ Việt Nam
|
|
Từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay, lá cờ đỏ sao vàng năm cánh đã tung bay
từ điểm cực Bắc của Tổ quốc (Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang)
|
|
Giữa Thủ đô Hà Nội
|
|
…kiên trung, kiêu hãnh trong những năm chiến tranh trên vĩ tuyến phân tranh
(Hiền Lương, Vĩnh Linh, Quảng Trị)
|
|
… giữa lòng Cố đô Huế
|
|
….trên nóc Dinh Độc Lập
|
|
…khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của Tổ quốc Việt Nam (Trong ảnh là lễ thượng cờ và diễu binh trên đảo Trường Sa lớn)
|
|
Lá cờ đỏ sao vàng tiếp tục được khẳng định như một biểu tượng của các phẩm chất ngời sáng Việt Nam và được các thế hệ người Việt Nam ở trong nước cũng như ở nước ngoài trân trọng nâng niu. (Trong ảnh là mô hình cột cờ Tổ quốc, đang được xây dựng trên đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi)
|
|
Cùng với tiến trình hội nhập, Quốc kỳ Việt Nam đã có mặt trên khắp hành tinh, đại diện cho bản lĩnh Việt Nam trước bạn bè quốc tế. (Trong ảnh là Lễ thượng cờ Việt Nam tại Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 26, tại Jakarta, Indonesia)
|
|
Việt Nam là một trong số không nhiều nước có quốc kỳ tung bay trên bầu trời Nam cực.
(Trong ảnh là Hoàng Thị Minh Hồng – công dân Việt Nam với cờ Tổ quốc tại Nam Cực trong chuyến thám hiểm năm 1997).
|